
- This event has passed.
Tọa đàm trực tuyến: Khả năng tích hợp Năng lượng tái tạo vào hệ thống lưới điện Việt Nam
June 19, 2020 @ 2:00 pm - 5:00 pm

Tính đến thời điểm tháng 12/2019, tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam là 56 GW, trong đó, nguồn năng lượng sản xuất điện chính là từ nhiệt điện than (36%), thủy điện (30,3%), khí tự nhiên (13,3%), năng lượng tái tạo bao gồm điện gió (0,7%), điện mặt trời (8,4%) và thủy điện nhỏ (6,6%). Trong 6 tháng vừa qua chính sách phát triển nguồn điện của Việt Nam đã có những thay đổi lớn với các định hướng trong ngắn và dài hạn của Đảng và Chính phủ. Gần đây nhất, ngày 9 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bổ sung khoảng 7 GW điện gió (Văn bản số 693/TTg-CN) và 10,3 GW điện mặt trời (Tờ trình 1968/TTr-BCT) vào quy hoạch phát triển điện lực. Việc bổ sung một số lượng lớn và đồng thời các dự án điện gió và điện mặt trời tập trung vào một số tỉnh miền Trung và Nam bộ đặt ra yêu cầu nâng cấp hệ thống lưới điện Việt Nam nhằm đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của các dự án nói trên.
Tổ chức Sáng kiến Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIET) đã thực hiện một số nghiên cứu về hệ thống lưới điện của Việt Nam nhằm trả lời 2 câu hỏi sau:
- Kịch bản tích hợp điện gió và mặt trời lên lưới điện đến năm 2022 cho 3 khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng), Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), Tây Nam Bộ. Nghiên cứu này xác định khả năng giải tỏa công suất, sau đó đề xuất các giải pháp nâng cấp lưới điện và trạm biến áp cũng như các giải pháp chính sách.
- Kịch bản tích hợp điện gió ngoài khơi vào lưới điện ở Việt Nam đến năm 2030 nhằm định hình các cụm điện gió ngoài khơi và các phương án phát triển lưới điện trong 10 năm tới.
Để có được các thảo luận đa chiều về bức tranh tổng thể hệ thống điện và khả năng đáp ứng giải tỏa công suất đối với các dự án năng lượng tái tạo, Sáng kiến Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIET) tổ chức tọa đàm trực tuyến về “Khả năng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống lưới điện Việt Nam”. Chúng tôi sẽ cung cấp một cuộc đối thoại thú vị, sâu sắc với nội dung như sau:
Mục tiêu
- Cập nhật hiện trạng hệ thống điện, chính sách và một số kế hoạch phát triển lưới điện trong ngắn hạn đến năm 2022, 2025.
- Thảo luận dựa trên kết quả nghiên cứu về khả năng tích hợp điện gió ngoài khơi vào hệ thống lưới điện Việt Nam đến năm 2030
- Thảo luận dựa trên kết quả nghiên cứu về khả năng tích hợp điện gió (gần bờ và trên bờ) và điện mặt trời vào lưới điện đến năm 2022.
Khách mời/chuyên gia:
Đại diện các tập đoàn năng lượng Việt Nam:
- Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN
- Ông Vũ Mai Khanh, Phó Tổng giám đốc VietsovPetro
Đại diện các nhà tài trợ:
- Ông Trần Hồng Kỳ, Chuyên gia Năng lượng cao cấp, đại diện cho WB
Đại diện chủ đầu tư:
- Dr. Hoàng Giang – Chủ tịch Tổng Giám đốc Pacifico Energy VN và Điện mặt trời Mũi Né
- Ông Bùi Văn Thịnh – Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, Giám đốc điều hành CTCP Phong điện Thuận Bình
Đại diện các nhà khoa học:
- Dr. Nguyễn Hồng Phương – Chuyên gia Mô hình hóa và Mô phỏng lưới điện, VIET và Trường Đại học TU/e, Hà Lan
- Dr. Hồ Đình Thám – Chuyên gia điều tiết năng lượng, Công ty IES, Sydney
- Dr. Đinh Văn Nguyên – Chuyên gia Đánh giá và Phân vùng Điện gió, VIET và Trường Đại học Tổng hợp Cork, Ai len
- MSc. Dương Việt Đức – Chuyên gia thẩm định thiết kế lưới điện
- MSc. Lê Quốc Anh – Chuyên gia mô hình hóa, thiết kế hệ thống lưới điện
Điều phối thảo luận: Bà Ngô Tố Nhiên, Chuyên gia năng lượng
Thời gian: 14:00 – 17:00, thứ 6, ngày 19/6/2020.
Hình thức: Tọa đàm trực tuyến qua Zoom (Link Zoom để kết nối trực tuyến sẽ được gửi qua email đăng ký trước 15:00 ngày 18/6/2020).
Ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Anh.
Thành phần: Các cơ quan quản lý, Chủ đầu tư, EPC, Quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại, các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan truyền thông.