Khuyến nghị chính sách – Năng lượng tái tạo phi tập trung: Thay đổi Logic quy hoạch điện lực Việt Nam

KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Dự thảo lần 1 của Bộ Công Thương về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 (Dự thảo QHĐ8) đề ra đường hướng phát triển ngành điện Việt Nam trong mười năm tiếp theo và có tầm nhìn tới năm 2045.

 Dự thảo này đã chỉ rõ sự tập trung nguồn lực cho phát triển nhiệt điện khí và có ràng buộc về chính sách theo Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo – đã được phê duyệt từ 6 năm trước. Tại thời điểm đó, các mục tiêu đặt ra từng được coi là tham vọng, nhưng đến nay đã không còn phù hợp do sự bùng nổ gần đây của điện gió và điện mặt trời. Trong vòng một thập kỷ tới, dự báo về phát thải CO2 và PM2.5 từ ngành điện sẽ tăng gấp đôi.

 Các nhà hoạch định chính sách cần đề ra một chiến lược xuyên suốt cho điện mặt trời áp mái, điện mặt trời nổi, điện gió ngoài khơi, hệ thống lưu trữ, nguồn tài chính đầu tư cho việc mở rộng và nâng cấp lưới điện, đấu thầu công suất sản xuất, điện khí hóa giao thông vận tải và các chính sách khí hậu dài hạn. Dự thảo QHĐ 8 hiện tại đang chưa đưa ra phân tích đầy đủ về các khía cạnh này. Ngoài Quy hoạch tổng thể quốc gia, QHĐ cần tích hợp với Quy hoạch không gian biển, đô thị và giao thông.

Các nội dung và dữ liệu trong báo cáo này đều có bản quyền. Trong trường hợp trích dẫn nội dung, đề nghị ghi nguồn như sau: « Khuyến nghị chính sách Năng lượng tái tạo phi tập trung: Thay đổi Logic Quy hoạch điện lực Việt Nam ».