Kịch bản phát triển hydrogen xanh ở Việt Nam

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Hydrogen xanh được đánh giá là nguồn nhiên liệu sạch được sản xuất từ công nghệ điện phân nước sử dụng năng lượng tái tạo, góp phần hướng đến mục tiêu giảm phát thải và phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, hydrogen hiện được sử dụng trong vai trò nhiên liệu đầu vào cho sản xuất ở các ngành công nghiệp, trong đó được sử dụng nhiều nhất trong lọc dầu, hóa chất, sản xuất phân đạm và gang thép.

Phát triển hydrogen xanh được xem là cấp thiết trong quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam với một số chính sách đặt nền tảng như Nghị quyết 55/NQ/TW/20201; Quyết định 1266/QĐ-TTg/20202; Quyết định 876/QĐ-TTg/20223; Quyết định 882/QĐ-TTg/20224; Quyết định 888/QĐ-TTg/20225; Quyết định 896/QĐ-TTg/20226; Dự thảo Quy hoạch điện VIII7 (Dự thảo PDP8, 2022)… Theo đó, phát triển sản xuất và ứng dụng hydrogen trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông, sản xuất điện và các nguồn năng lượng xanh đang được thúc đẩy ở Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” ở cả cấp quốc gia và cấp ngành vào năm 2050.

Các chuyên gia VIETSE đã nghiên cứu tổng quan và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chiến lược phát triển hydrogen và xu hướng sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông và năng lượng; Phân tích và đánh giá hiện trạng và tiềm năng sản xuất, nhu cầu hydrogen từ các lĩnh vực tại Việt Nam, từ đó Xây dựng các kịch bản và khuyến nghị chiến lược phát triển hydrogen xanh cho Việt Nam.